Giới quan sát cảnh báo con người hiện nhầm lẫn khi cho rằng lĩnh vực của AI tạo sinh,ơBigTechthốngtrịgiải toán lớp 5 dạng AI tạo ra nội dung, dữ liệu mới dựa trên dữ liệu hiện có, là môi trường khá cạnh tranh. Một thực tế khó tin là gần như mọi công ty khởi nghiệp, các tên tuổi mới và những cơ sở nghiên cứu AI ở Mỹ đều có sự liên hệ nhất định với các tập đoàn công nghệ lớn của nước này như Microsoft, Amazon và Alphabet (Google), gọi chung là Big Tech.
Sự thống trị của Big Tech
Theo chuyên trangMIT Technology Review, có thể nói toàn bộ các công ty khởi nghiệp, trừ vài trường hợp ngoại lệ, đều dựa vào cơ sở hạ tầng máy tính của Microsoft, Amazon và Alphabet (Google) để đào tạo hệ thống. Sau khi hoàn thành, họ lại nhờ cậy mức độ lan tỏa thị trường rộng lớn của các đại gia công nghệ để triển khai và bán các sản phẩm AI. Điều này do các tập đoàn lớn đã tích lũy được những lợi thế đáng kể trong quá trình hoạt động suốt một thập niên qua.
Nhờ vào sự thống trị nền tảng công nghệ và những hoạt động khác, những tên tuổi lớn hiện sở hữu và kiểm soát các khâu cần thiết để phát triển và triển khai AI trên quy mô lớn. Không dừng lại ở đó, nhóm Big Tech còn thiết lập những cơ cấu khuyến khích nghiên cứu và phát triển AI, từ đó thành công định hình hiện tại và tương lai của công nghệ này.
Trong vụ OpenAI, công ty phát triển ChatGPT, sa thải Tổng giám đốc Sam Altman hồi tháng 11 phần nào hé lộ ảnh hưởng của Big Tech. Khi đó, Tập đoàn Microsoft nhanh chóng bày tỏ sự ủng hộ đối với "ngôi sao" của làng công nghệ là ông Altman và tiến hành thu nạp nhân vật này, đồng thời hứa hẹn sẽ tuyển mộ những nhân viên bất mãn khác nếu họ rời khỏi OpenAI.
Nói tóm lại: những thế lực có tiền đang làm nên luật lệ. Và hiện các tên tuổi Big Tech tham gia đường đua và ngày càng quyết đoán hơn trong các hoạt động nhằm bảo vệ vị thế của họ trên thị trường.
Microsoft ra mắt chip AI
Viễn cảnh đáng quan ngại
Trong bất kỳ lĩnh vực nào của công nghệ, đổi mới sáng tạo được xem là chìa khóa bảo chứng cho sự thành công. Tuy nhiên, đối với AI, sáng tạo còn có ý nghĩa hơn thế nữa, là điều cần thiết để AI tồn tại. Thế giới AI đang chuyển động nhanh chóng, và nhiều quốc gia, đặc biệt Trung Quốc và châu Âu, đang trực tiếp cạnh tranh với Mỹ để tranh đoạt vị trí dẫn đầu. Bên chiến thắng dự kiến sẽ tận hưởng những tiến bộ to lớn trong nhiều lĩnh vực, như sản xuất, giáo dục, y tế, trong khi kẻ bại phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhóm nước dẫn đầu.
Thế nhưng, chuyên trang UniteAIlại đưa ra cảnh báo đáng quan ngại, theo đó cho rằng quy định mới do Nhà Trắng ban hành có thể bóp nghẹt năng lực đổi mới và sáng tạo, cụ thể là đối với trường hợp các công ty vừa và nhỏ.
Ngày 30.10, Nhà Trắng công bố sắc lệnh hành pháp với mục tiêu xây dựng chính sách liên quan đến AI. Dù đây là điều cần làm nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng, giới quan sát cho rằng cuối cùng sẽ chỉ còn những đại gia công nghệ như Microsoft, IBM, Amazon, Alphabet (Google) và một số ít tên tuổi ảnh hưởng khác là nhóm đưa ra đề xuất để xây dựng chính sách vận hành và phát triển công nghệ. Trong khi đó, ý kiến của những công ty nhỏ và vừa lại bị phớt lờ, bất chấp việc các công ty này mới thật sự là những cỗ máy đằng sau các sáng kiến về AI.
MIT Technology Reviewcũng dự báo rằng "nếu Mỹ và các chính phủ khác tiếp tục dành sự ưu tiên cho một nhóm lợi ích hẹp để thiết lập chính sách, con người sẽ không thể tiến xa trong lĩnh vực này".
EU đạt thỏa thuận quan trọng về quản lý AI
Liên minh châu Âu (EU) cuối tuần qua đã thống nhất được những điều khoản chính trong dự luật quản lý AI, hứa hẹn trở thành bộ quy tắc toàn diện nhất về quản lý công nghệ này ở phương Tây. AFP dẫn lời ông Thierry Breton, Ủy viên phụ trách thị trường nội khối EU, khẳng định thỏa thuận trên mang đến sự cân bằng giữa nỗ lực tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo, trong khi bảo vệ quyền lợi của con người và công ty.
"Chúng tôi dành rất nhiều thời gian để tìm đến sự cân bằng hợp lý giữa việc tận dụng tối đa tiềm năng AI để hỗ trợ công tác hành pháp, trong lúc bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Chúng tôi không muốn bất kỳ sự giám sát trên diện rộng nào ở châu Âu", theo ông Breton. Dự luật được các bên đồng thuận vẫn cần Nghị viện châu Âu và 27 quốc gia thành viên EU thông qua trước khi chính thức có hiệu lực.