Soi Cầu Xổ Số Miền Bắc

Nhiều chuyên gia phân tích quyết định bỏ ngoại taxi thanh hoá

【taxi thanh hoá】Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Giáo viên tiếng Anh nói gì?

Bỏ thi bắt buộc môn ngoại ngữ là tín hiệu để học thực chất,ạingữkhôngcònlàmônthiTHPTbắtbuộcGiáoviêntiếngAnhnóigì<strong>taxi thanh hoá</strong> theo chuyên gia - Ảnh 1.

Nhiều chuyên gia phân tích quyết định bỏ ngoại ngữ ra khỏi môn bắt buộc kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ ảnh hưởng tích cực đến quá trình học tập, giảng dạy (ảnh minh họa)

NHẬT THỊNH

Bộ GD-ĐT ngày 29.11 "chốt" phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 4 môn gồm: 2 môn thi bắt buộc (ngữ văn, toán) và 2 môn tự chọn (trong số các môn ngoại ngữ, lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ). Đáng chú ý, ngoại ngữ không còn là môn bắt buộc như trước.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc ngoại ngữ trở thành môn tự chọn có thể "triệt tiêu" động lực học tập, "cản bước" học sinh hội nhập quốc tế và tác động tiêu cực đến Đề án ngoại ngữ quốc gia vốn có kinh phí gần 10.000 tỉ đồng. 

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định đây là những quan điểm chưa có cơ sở, và cho rằng việc không bắt buộc thi ngoại ngữ sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực cho cả thầy lẫn trò.

Giáo viên tiếng Anh sẽ không còn dạy mẹo để đối phó và người học tiếng Anh cũng sẽ chủ động phấn đấu cho mục đích của mình. Bởi lẽ, việc học tiếng Anh là do họ lựa chọn, trường ĐH cũng do họ chọn. Mọi thứ sẽ tích cực hơn khi có động lực từ bên trong

Thầy Hoàng Anh Khoa, thạc sĩ ngành giảng dạy tiếng Anh ĐH St. Andrews (Anh), hiện là Giám đốc học thuật The M-english Home (Hà Nội)

Thầy trò không còn "học để thi"

Lý giải rõ hơn, một chuyên gia về giảng dạy tiếng Anh (đang công tác ở các trường CĐ, ĐH tại TP.HCM) cho biết đề thi tốt nghiệp THPT không thể đánh giá toàn diện năng lực nghe, nói, đọc, viết của thí sinh. Các trường CĐ, ĐH yêu cầu trình độ tiếng Anh nhất định trong chuẩn đầu ra, xét môn tiếng Anh khi tuyển sinh hoặc yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh quốc tế ở đầu vào.

"Thế nên, việc xem tiếng Anh là môn thi tự chọn không đồng nghĩa với trình độ tiếng Anh của học sinh sẽ đi lùi hay 'cản bước' các em hội nhập quốc tế. Thực tế cũng chứng minh, Chương trình GDPT hiện nay chưa thể giúp học sinh giỏi tiếng Anh, đặc biệt ở mảng giao tiếp. Chỉ khi nào các trường CĐ, ĐH bỏ yêu cầu về ngoại ngữ thì mới đáng báo động", chuyên gia nhận xét.

Đồng quan điểm trên, thạc sĩ Nguyễn Nhật Quang, Trưởng khoa Ngoại ngữ-Hợp tác quốc tế Trường CĐ Nova (TP.HCM), cho rằng bài thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ không giúp học sinh cải thiện năng lực ngoại ngữ vì chỉ nhằm mục đích kiểm tra lại những gì đã học, chủ yếu là ngữ pháp, từ vựng.

Theo thầy Quang, việc ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc sẽ tác động lớn đến việc dạy học trong tương lai, nhưng nghiêng về hướng tích cực nhiều hơn. Bởi lẽ, giáo viên sẽ được "cởi trói", không còn dạy để thi mà dạy để học sinh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Về lâu dài, điều này sẽ tăng tỷ lệ học thực chất thay vì để đối phó với bài thi. "Nhưng về ngắn hạn, năng lực ngoại ngữ của học sinh về ngữ pháp, từ vựng sẽ giảm và nhiều trung tâm luyện thi sẽ gặp khó", thầy Quang dự đoán.

Bỏ thi bắt buộc môn ngoại ngữ là tín hiệu để học thực chất, theo chuyên gia - Ảnh 2.

Giáo viên tiếng Anh tham dự một sự kiện chuyên môn tổ chức giữa tháng 11.2023 tại TP.HCM để phát triển năng lực sư phạm

NGỌC LONG

Chuyên gia giáo dục cũng chia sẻ không phải ép thi thì trò mới học, mà điều này nằm ở việc giáo viên dạy thế nào để các em yêu thích. Hiện nay, cộng đồng giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam rất lớn và liên tục được cập nhật những phương pháp sư phạm tiên tiến. "Quan trọng là thầy cô có chịu thay đổi tư duy hay không và đây mới là nhân tố quan trọng giúp năng lực tiếng Anh của học sinh phát triển", thầy Quang đặt vấn đề.

"Nhìn chung, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là năng lực cần thiết dù các bạn làm nghề gì. Tuy nhiên, việc học phải xuất phát từ chính nhu cầu của các bạn thì mới hiệu quả và có động lực. Và một nền giáo dục tiên tiến là nơi thật sự trao quyền vào tay người học, chứ không dùng sức mạnh hành chính để ép buộc", thạc sĩ Quang nhấn mạnh.

Mở ra nhiều cơ hội

Thầy Hoàng Anh Khoa, thạc sĩ ngành giảng dạy tiếng Anh ĐH St. Andrews (Anh), hiện là Giám đốc học thuật The M-english Home (TP.HCM), phân tích rõ hơn về những cơ hội mở ra cho học sinh khi ngoại ngữ không còn là môn thi bắt buộc. Theo đó, các bạn không có điều kiện phát triển ngoại ngữ, nhất là ở những "vùng trũng", vẫn có thể thi tốt nghiệp THPT và học cao hơn với thế mạnh của bản thân.

"Bớt một môn bắt buộc cũng giúp kỳ thi nhẹ nhàng hơn và khi lên ĐH, các bạn sẽ có thêm thời gian đầu tư vào tiếng Anh một cách chuyên sâu, thực tế. Nhìn chung, học ngoại ngữ là việc cả đời, không chỉ dừng ở những năm THPT. Và việc có trau dồi học ngoại ngữ hay không là câu chuyện về ý thức chứ không phải ép buộc là sẽ hiệu quả", chuyên gia đạt 8.5 IELTS nhận xét.

Thầy Khoa cũng nhận định, việc "chốt" phương án 2+2 sẽ không thể dẫn đến viễn cảnh nhà nhà bỏ ngoại ngữ, mà thậm chí là ngược lại. "Giáo viên tiếng Anh sẽ không còn dạy mẹo để đối phó và người học tiếng Anh cũng sẽ chủ động phấn đấu cho mục đích của mình. Bởi lẽ, việc học tiếng Anh là do họ lựa chọn, trường ĐH cũng do họ chọn. Mọi thứ sẽ tích cực hơn khi có động lực từ bên trong", thầy Khoa nói.

Bỏ thi bắt buộc môn ngoại ngữ là tín hiệu để học thực chất, theo chuyên gia - Ảnh 3.

Thí sinh dò lại đáp án sau khi kết thúc thời gian làm bài môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

NGỌC LONG

"Đừng hoảng" là thông điệp mà thầy Đinh Quang Tùng, Giám đốc học thuật YSchool, nhắn gửi đến giáo viên và học sinh. Theo thầy Tùng, nhiều trẻ đã bắt đầu học tiếng Anh từ khi ở mẫu giáo và gia đình các em cũng không hướng đến mục tiêu thi tốt nghiệp THPT, mà xa hơn là du học hay xét chứng chỉ vào ĐH trong nước. "Thế nên, nhu cầu học ngoại ngữ sẽ chỉ thay đổi nếu các trường CĐ, ĐH không còn yêu cầu năng lực này trong điều kiện xét chuẩn đầu vào, đầu ra", thầy Tùng cho hay.

"Học sinh cần hình dung việc bản thân có cơ hội để hội nhập quốc tế hay không đến từ sự lựa chọn của chính các em, chứ không đến từ bài thi nào đó. Nếu không thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh, các bạn hoàn toàn có nhiều lựa chọn khác như những chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, trong nước để đánh giá năng lực của chính mình", thầy Tùng chia sẻ.

Tiếng Anh sẽ là một công cụ thay vì một môn học

Ở góc độ một người yêu thích môn tiếng Anh, tôi cho rằng đừng bi quan khi tiếng Anh không còn là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Vì tiếng Anh đã và đang là một công cụ trong thế giới phẳng hiện nay chứ không còn đơn thuần là một môn học nữa.

Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Tín hiệu học thực chất? - Ảnh 1.

Học sinh vùng nông thôn thuộc tỉnh An Giang tự tin thuyết trình tiếng Anh

L.T.T

Trong những năm gần đây, nhiều bậc cha mẹ đã chú trọng đầu tư ngoại ngữ cho con em mình, đặc biệt là tiếng Anh. Trình độ tiếng Anh của học sinh vùng nông thôn và thành thị không còn cách xa nhau quá nhiều nữa, minh chứng là có nhiều học sinh ở vùng quê đạt thành tích cao tại những cuộc thi hùng biện ngôn ngữ hay những kỳ thi chứng chỉ quốc tế. 

Vừa rồi, có dịp theo một anh bạn là giáo viên tiếng Anh tham dự một cuộc thi hùng biện tiếng Anh với chủ đề là Ngày nhà giáo Việt Nam tại một xã vùng nông thôn thuộc tỉnh An Giang, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác với khả năng sử dụng tiếng Anh của những em học sinh đến từ những trường chung quanh - Tự tin thuyết trình đề tài cùng với việc ứng dụng công nghệ thông minh họa.

Việc dạy và học tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay đa phần chỉ đáp ứng được điều kiện cần cho người học. Trong trường phổ thông – nền tảng hình thành những điều cơ bản nhất của việc học ngoại ngữ - tiếng Anh nhiều khi vẫn được dạy theo lối mòn cho dù đã mang tư duy đổi mới của Đề án 2020. Ở một góc độ khác, những tiêu chí, tiêu chuẩn ngoại ngữ bắt buộc phải có theo yêu cầu việc làm đã hình thành nên những tiêu cực trong việc thi và cấp chứng chỉ. Liệu những người có được chứng chỉ theo hình thức học vội, thi vội đủ tự tin với vốn ngoại ngữ của mình? Có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản nhất là do học vội, thi vội và không có điều kiện để trau dồi ngôn ngữ. Học ngoại ngữ, có được chứng chỉ là điều cần thiết tuy nhiên làm thế nào để người học cảm thấy tự tin với những chứng chỉ có độ tin cậy cao mới là điều quan trọng.

Tiếng Anh sẽ là một trong những chiếc chìa khóa tiếp cận nguồn tri thức nhân loại bởi tính chất toàn cầu của chính mình. Việc dạy và học phải theo hướng tiếp cận với thế giới bên ngoài những trang sách cần được chú trọng hơn. Vì thế việc tiếng Anh trở thành môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ tạo một hiệu ứng tích cực trong việc dạy và học tiếng Anh bởi các thầy cô sẽ bỏ qua một bên áp lực điểm số để hướng đến tư duy giảng dạy tích cực cho học trò mình.

Lê Tấn Thời (giáo viên Trường THCS Nguyễn Đăng Sơn, H.Chợ Mới, An Giang)

Học sinh phản ứng gì?

Khi ngoại ngữ thành môn lựa chọn khi thi tốt nghiệp THPT, Lâm Vĩnh Khôn, học sinh lớp 9 Trường THCS Hồng Bàng (TP.HCM), nói rằng em sẽ "nhẹ gánh" hơn vì không cần phải "vùi đầu vào ôn thi". Tuy nhiên, theo nam sinh, tiếng Anh vẫn là công cụ rất cần thiết để "truy cập" thế giới tương lai nên em sẽ tiếp tục ôn luyện năng lực này, nhất là theo hướng thực tiễn hơn.

Nguyễn Ngọc Bảo Hoàng, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM), thì băn khoăn với quyết định của Bộ GD-ĐT. Theo Hoàng, kỳ thi là cột mốc quan trọng để học sinh đánh giá lại trình độ tiếng Anh của bản thân sau nhiều năm đèn sách. "Nếu bỏ thi bắt buộc, trường có thể 'làm thay' bằng cách thiết kế đề cuối kỳ lớp 12 môn tiếng Anh như một đề thi tốt nghiệp THPT", nữ sinh đề xuất.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap